Làn Sóng Cà Phê Thứ Ba Đang Diễn Ra Như Thế Nào?


️Làn sóng cà phê thứ ba là gì?

Thuật ngữ “làn sóng cà phê thứ ba” hướng đến trải nghiệm và chất lượng cà phê cao nhất, có thể được xem như một phần của phong trào cà phê đặc sản nên bị chi phối khá nhiều bởi các yếu tố từ Specialty Coffee và sự thay đổi của bốn yếu tố sau đây đã làm dậy lên làn sóng thứ 3 trong ngành cà phê.
  • Tập trung vào chất lượng cà phê với các chuẩn mực Specialty Coffee
  • Khai thác phẩm chất riêng của các loại cà phê bản địa – Single origin coffee
  • Chú trọng vào các kỹ thuật pha chế thủ công (manual) chẳng hạn như bình Siphon, Pour-over, hay Chemex, Hario V60.
  • Cuối cùng là xu hướng thương mại trực tiếp, (Direct Trade Coffee), một bước phát triển từ Fair Trade Coffeenhằm hướng đến tính bền vững.
Làn sóng cà phê thứ nhất: Sự xuất hiện cà phê hòa tan vào thế kỷ 19. Bất cứ ai cũng có thể đun sôi nước ở nhà và pha cà phê. Cà phê lúc đó được đẩy mạnh vì sự thuận tiện, chất lượng nhất quán và có thể thương mại hóa. Thời gian này, cà phê được “tiêu dùng” hơn là “thưởng thức”, nhưng ít nhất là đã khiến người ta uống cà phê. Khó có thể tìm thấy một người chưa từng uống cà phê hòa tan. Ở giai đoạn này, cà phê hiển nhiên được xem như thứ rẻ tiền thông dụng.

️Làn sóng cà phê thứ hai: Cuối thế kỷ 19 là sự khởi đầu của cà phê chất lượng cao đắt tiền (Specialty Coffee). Chất lượng cà phê lúc này bắt đầu trở thành vấn đề được quan tâm sau thời gian bị bỏ quên ở làn sóng thứ nhất - từ bỏ Robusta thích hợp cho pha trộn cà phê hòa tan để chuyển sang Arabica, thứ cà phê thuần khiết, chất lượng cao hơn nhiều. Espresso và Cappuccino quý khách hay uống ở quán khởi nguồn trong làn sóng này.

Làn sóng cà phê thứ 3 (đang diễn ra): Giai đoạn này, cà phê được tuyển chọn kỹ lưỡng, các khâu từ trồng cây cà phê đến khi ra được tách cà phê đều rất nghiêm ngặt. Cà phê không chỉ có vị đắng mà mỗi loại có đặc trưng riêng như hương hoa, hương trái cây nhiệt đới, hương thảo mộc khô, hương chocolate, hương caramel… Tùy vào thổ nhưỡng, độ cao trồng, cách sơ chế, cách rang, cách chiết xuất mà từng ly cà phê sẽ có từng hương vị khác nhau. Đồng thời, tư duy cà phê phải đắng hay ngọt sẽ bị phá bỏ, thay thế vào đó, người dùng có cơ hội trải nghiệm cà phê với đa dạng vị, vị chua gắt hay chua dịu, ngọt nhẹ hay đắng đậm tùy thuộc vào tính chất của hạt cà phê mang lại. Ở thời kỳ này, thế giới cà phê mở ra rất nhiều khái niệm và định nghĩa mới. Và những thứ cà phê tẩm ướp ở Việt Nam bị loại bỏ trong làn sóng này vì không có giá trị trong thưởng thức tinh tuý của cà phê.

Nếu như ở làn sóng thứ nhất, với cà phê hòa tan thì NGƯỜI TIÊU DÙNG trở thành nhân vật chính được phục vụ với sự thuận tiện, tính chất sẵn sàng là tôn chí đầu tiên, thì ở làn sóng thứ hai, cà phê ngon đã bắt đầu được chú ý, nhưng các nhà làm Marketing và kinh nghiệm kinh doanh mới là yếu tố quyết định.


Sang tới LÀN SÓNG THỨ 3, hạt cà phê mới thực sự được lên ngồi vedette trên sân khấu. Ở đó, cà phê không chỉ ngon, tốt mà còn được TÔN TRỌNG TỐI ĐA.

Người ta không pha trộn các loại hạt để tìm ra một hương vị thống nhất phù hợp với hầu hết tất cả mọi người nữa mà ở đây, mỗi đặc tính của hạt cà phê đều được giữ lại, được đẩy lên nổi bật nhất. Người thưởng thức sẽ tận hưởng vị chua gắt hay chua dịu, vị ngọt nhẹ hay đắng đậm do hạt cà phê mang lại. Thay vì bị chế ngự, hạt cà phê được tự do cất lên tiếng nói của mình.

Trong mỗi sắc vẻ riêng biệt ấy, người ta minh bạch hóa mọi thông tin về cà phê, nguồn gốc xuất xứ, độ cao, phương pháp chế biến, coi cà phê như một di sản với profile đầy đủ. Đó là điểm khác biệt thứ hai của làn sóng này.

Có thể nói chưa bao giờ trong vài trăm năm trở lại đây khi thức uống đặc biệt này ra đời, hạt cà phê lại được nâng tầm giá trị đến thế.

Những nhà rang xay yêu mến cà phê ở làn sóng này hầu hết là các doanh nghiệp nhỏ, với tình yêu và kiến thức của mình, họ tạo ra một công việc kinh doanh dưới hình thức các COFFEE SHOP hoặc ROASTER để giới thiệu cà phê NGON, CHẤT LƯỢNG CAO đến cộng đồng những người cùng sở thích với họ: muốn thưởng thức cà phê ngon.

Mỗi nhà (xưởng) rang cà phê ở đây đều có cách thức truyền thông riêng tới cộng đồng, không hướng tới sự ồ ạt mở rộng như Làn Sóng Thứ Hai mà chú ý nhiều hơn tới KĨ THUẬT, CHẤT LƯỢNG cà phê. Triết lý nổi bật nhất ở làn sóng này được họ thể hiện trong chính hình thức kinh doanh của mình, ở sự Minh Bạch profile cà phê và sự tôn trọng đặc điểm của mỗi giống cà phê mà họ giới thiệu cho các khách hàng.

Tại Việt Nam, trào lưu làn sóng thứ 3 đã bắt đầu nhen nhóm trong vài năm trở lại đây và đang có xu hướng được cộng đồng quan tâm, hưởng ứng. Có thể nói mỗi tiệm COFFEE SHOP đều mang trong mình một phong cách rất riêng, rất thu hút bởi nhiều yếu tố khác nhau.

chiết xuất cà phê - miêu tả hương vị cà phê - hậu vị cà phê

quán cà phê specialty - học specialty coffee

the specialty coffee - cà phê đặc sản - vietnam special coffee

0/Post a Comment/Comments

Mới hơn Cũ hơn