So sánh cà phê arabica và robusta

Tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung có rất nhiều loại cà phê khác nhau. Mỗi một loại cafe đều có nguồn gốc, đặc điểm sinh học và hương vị đặc trưng riêng. Arabica và robusta là hai loại cà phê chiếm số lượng lớn và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Vậy hai loại cà phê này có gì giống và khác nhau? Hãy cùng so sánh cà phê arabica và robusta để tìm hiểu kỹ hơn về nguồn gốc, đặc điểm sinh học cũng như hương vị của hai loại cafe này.

 

So sánh cà phê arabica và robusta

So sánh sự khác nhau giữa cà phê arabica và robusta:

Cà phê Arabica:

►  Về nguồn gốc: Cà phê Arabica có nguồn gốc ở cao nguyên Jimma ở tây nam Etiopia và cao nguyên Boma ở đông nam Sudan. Loại cà phê này được trồng nhiều ở Braxin. Tại Việt Nam, cà phê arabica được trồng ở những nơi có độ cao 1000 - 1500 mét so với mực nước biển của vùng Di Linh, Bảo Lộc, ngoại ô Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

►  Về đặc điểm sinh học: Cà phê arabica thường được tỉa thấp, lá nhỏ và nhọn ở hai đầu, quả khi chín thường có màu vàng chanh sau đó mới chuyển sang màu thẫm, hạt nhân to hơn so với cà phê robusta.

 

So sánh cà phê arabica và robusta

 

►  Hương vị đặc trưng: Cà phê arabica có chứa 1,5% hàm lượng cafein, 5.5 - 8% Chlorogenic acid và có chứa đến 60% lipit và đường. Sau khi thu hoạch, thay vì chế biến khô như cà phê robusta, Arabica thường được chế biến ướt. Hương vị của cà phê arabica cũng khác hẳn robusta. Hương vị của c à phê Arabica ít đắng, chua nhiều và ngọt nhẹ.

Cà phê Robusta:

►  Về nguồn gốc: Cà phê Robusta: Cà phê Robusta có nguồn gốc từ Congo nước Bỉ. Tại Việt Nam, loại cà phê này được trồng ở những nơi có độ cao 0 - 800 mét so với mực nước biển của các tỉnh khu vực Tây Nguyên như: Buôn Ma Thuột - Đăk Lak, Lâm Đồng.

►  Về đặc điểm sinh học: Cà phê Robusta thường có thân cao trên 10m, lá to, quả khi chín sẽ có màu đỏ hoặc đỏ sẫm, hạt nhân nhỏ. Loại cà phê này có chịu hạn kém nhưng lại chống sâu bệnh rất tốt nên cho năng suất cao.

 

So sánh cà phê arabica và robusta

 

► Hương vị đặc trưng: Cà phê robusta có chứa 2,7% hàm lượng caffein, 7 - 10% Chlorogenic acid, 30% lipit và đường. Sau khi thu hoạch, loại cà phê này thường được chế biến khô. Cà phê robusta khi được rang với thời gian, nhiệt độ và đạt đến màu sắc tiêu chuẩn sau đó mang đi xay để pha chế, sẽ mang đến cho người dùng cảm nhận của vị đắng đậm đà pha lẫn với ngọt dịu và chua thanh.

Sau khi so sánh về nguồn gốc, đặc điểm sinh học, hương vị của cà phê arabica và robusta , bạn chắc hẳn đã biết hai loại cà phê này có gì khác nhau. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng cà phê arabica hoặc robusta, hãy liên hệ với chúng tôi - cơ sở rang xay cà phê giá rẻ để được cung cấp những sản phẩm nguyên chất, đảm bảo thơm ngon, tuyệt hảo với giá cả hợp lý. Xin cảm ơn!

Tham khảo thêm : Các loại cà phê ngon tại Việt Nam

0/Post a Comment/Comments

Mới hơn Cũ hơn