Tìm hiểu về thành phần hóa học của hạt cà phê

Khi nhắc đến cà phê hầu hết mọi người sẽ nghĩ ngay đến loại thức uống có hương thơm nồng nàn, vị đắng đậm đà pha lẫn với ngọt dịu, chua thanh nhẹ nhàng rất đặc biệt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cà phê có chứa những chất gì bên trong mà lại có hương thơm và mùi vị đặc trưng như vậy. Hạt cà phê có chứa rất nhiều những chất có lợi cho sức khỏe của con người. Để biết được những chất đó là gì, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thành phần hóa học của hạt cà phê .

 

Tìm hiểu về thành phần hóa học của hạt cà phê

Những thành phần hóa học có trong hạt cà phê

Mỗi một loại hạt ngũ cốc đều có chứa những chất khác nhau mang đến lợi ích cho cơ thể và sức khỏe con người. Cà phê cũng được xem là một loại hạt ngũ cốc và có chứa những thành phần hóa học như sau:

► Hydratcarbon: Trong hạt cà phê đã được phơi khô có chứa khoảng 60% hàm lượng hydratcarbon. Khi hạt cà phê được rang lên, hàm lượng hydratcarbon sẽ phân hủy thành nhiều hợp chất khác nhau hoặc biến mất hoàn toàn. Các loại đường saccharose, glucose có trong cà phê sẽ tham gia vào phản ứng tạo màu và mùi còn các polysaccharide không hòa tan trong nước sẽ trở thành bã sau khi pha.

►  Chất béo: Trong hạt nhân cà phê, chất béo chiếm khoảng 13%. Khi rang lên lượng chất béo này sẽ mất đi khoảng 1 - 2 % do tạo thành trigliceride và diterpene. Các diterpene trong hạt cà phê rang rất nhạy với acid, nhiệt độ và ánh sáng nên trong quá trình bảo quản chúng sẽ tạo thành các terpnene bay hơi đi. Đó là lí do tại sao cà phê sau khi rang xay càng để lâu sẽ càng mất đi hương vị đặc trưng ban đầu.

►  Các loại acid: Trong hạt cà phê có chứa nhiều các loại acid chlorogenic. Khi được rang lên, acid sẽ bị phân hủy và tạo ra những loại acid khác dễ bay hơi. Thành phần acid của hạt cà phê là yếu tố tạo nên bị chua thanh đặc trưng.

►  Các loại Protein: Hạt cà phê có chứa các loại protein. Khi thủy phân, người ra phát hiện protein của cà phê có những acid amin như: cysteine, alanine, phenylalanine, histidine, leucine, lysine,….Các acid amin này thường liên kết với nhau. Khi chịu ảnh hưởng của nhiệt độ chúng sẽ bị phân tách, các acid amin được giải phóng, tác dụng với nhau tạo thành mùi và vị đặc trưng cho cà phê rang.

►  Cafein: Trong hạt cà phê có chứa hàm lượng lớn caffein. Khi được rang lên chúng sẽ không thay đổi và có tác dụng như một loại vitamin khi đi vào cơ thể con người.

►  Các chất thơm: Trong cà phê có chứa rất nhiều các hợp chất thơm như: 50% aldehyde, 20% ketone, 8% ester, 7% heterocylic, 2% dimethylsulfide, các sulfide hữu cơ, nitrile, alcohol và các hydrocarbon.

►  Các chất khoáng: Hạt cà phê có chứa khoảng 3 – 5% các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: kali, nitơ magie, photpho, clo. Tuy nhiên hạt cà phê cũng có chứa những khoáng chất như: nhôm, sắt, đồng, iod, lưu huỳnh,... ảnh hưởng không tốt đến mùi vị cà phê.

Sau khi tham khảo những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết hạt cà phê có chứa những chất và thành phần hóa học nào mà có thể mang đến hương thơm và mùi vị đặc biệt như vậy. Những thành phần hóa học có trong cà phê đều diễn ra quá trình biến đổi dưới tác động của nhiệt độ. Vậy nên quá trình rang cà phê ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng cà phê, hãy liên hệ với và sử dụng dịch vụ rang gia công cà phê để có được những sản phẩm chất lượng trong thời gian ngắn với giá rẻ. Xin cảm ơn!

Tham khảo thêm : Tại sao phải rang xay cà phê ?

0/Post a Comment/Comments

Mới hơn Cũ hơn